Nôn ra bọt trắng do đâu và có nguy hiểm không?

tình trạng nôn ra bọt
Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Một số người thường bị nôn ra bọt trắng ở mức độ nhẹ, nhưng vẫn có trường hợp kèm theo những triệu chứng cần lưu ý. Vậy nôn ra bọt trắng có sao không và cách giảm nhẹ tình trạng này như thế nào? Mời Cô Chú, Anh Chị cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nôn ra bọt trắng là gì?

Nôn là phản xạ không kiểm soát để tống các chất trong dạ dày ra ngoài bằng đường miệng. Trong đó, nôn ra bọt trắng là chất nôn có màu trắng kèm theo bọt, là tình trạng mà nhiều người người có thể gặp phải.

Nguyên nhân nôn ra bọt trắng

Triệu chứng nôn bọt trắng có thể do một số thói quen ăn uống, sử dụng thuốc không phù hợp hoặc do các bệnh lý gây ra. Cụ thể như sau:

Uống nhiều rượu

Thói quen uống nhiều rượu có thể làm kích ứng hệ tiêu hóa. Từ đó gây ra tình trạng nôn mửa, khó tiêu hoặc viêm dạ dày.

Ăn thực phẩm có tính axit, nhiều chất béo

Ăn nhiều thực phẩm có tính axit, nhiều chất béo cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn ra bọt trắng. Theo đó, có thể kể đến các món ăn, thức uống chứa nhiều axit, chất béo như nước ngọt có ga, đồ ăn vặt, khoai tây chiên,…

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc như morphine hoặc ibuprofen có tác dụng phụ gây khó chịu cho dạ dày, dẫn đến hiện tượng nôn trước khi ăn. Với trường hợp này, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có giải pháp giảm nhẹ triệu chứng.

bác sĩ tư vấn điều trị nôn ra bọt
Một số loại thuốc kê đơn có tác dụng phụ gây khó chịu, buồn nôn. Nguồn ảnh tham khảo từ Community Health Partner.

Một số bệnh lý

Nôn ra bọt trắng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau đây:

  • Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Từ đó gây ra các triệu chứng như nôn, ợ nóng, ợ trớ, khó nuốt, khó tiêu,…
  • Viêm dạ dày: Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, dẫn đến những cơn đau thượng vị, nôn, ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu,…
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus: Hiện tượng ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm cúm có thể gây ra nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Bệnh nhân có các triệu chứng như nôn ra bọt trắng, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Thoát vị hoành: Thoát vị hoành xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên qua cơ hoành. Từ đó, có thể gây ra các triệu chứng như nôn, ợ nóng, hụt hơi, khó nuốt, thở gấp,…
  • Bệnh nấm Candida thực quản: Bệnh xảy ra khi thực quản bị nhiễm nấm Candida. Bệnh thường xảy ra ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy yếu do dùng thuốc, suy dinh dưỡng hoặc ốm yếu. Các triệu chứng điển hình của bệnh lý là tình trạng khó nuốt, buồn nôn và nôn mửa.

Nôn ra bọt trắng có nguy hiểm không?

Nôn ra bọt trắng nếu kéo dài liên tục từ 1 – 2 ngày thì nên thăm khám bác sĩ. Ngoài ra, nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm và kèm theo các triệu chứng bất thường sau đây thì bệnh nhân cũng nên gặp bác sĩ để điều trị kịp thời:

  • Có dấu hiệu bị mất nước, như chóng mặt hoặc nhức đầu.
  • Sụt cân do nôn quá nhiều.
  • Đau ngực dữ dội.
buồn nôn ra nước miếng trong
Nếu tình trạng nôn bọt trắng không thuyên giảm kèm theo các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên gặp bác sĩ để kịp thời điều trị. Nguồn ảnh minh họa từ Hermina Hospitals.

Cách giảm nhẹ tình trạng nôn bọt trắng

Sau đây là một số cách giúp giảm nhẹ tình trạng nôn ra bọt trắng:

  • Hạn chế các thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ như rượu bia, cà chua, cam quýt, socola, kem, đồ chiên rán,…
  • Bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ làm giảm triệu chứng nôn như gừng, bạc hà, quế,…
  • Ăn chậm, nhai kỹ và nuốt từ từ.
  • Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ 3 bữa chính.
  • Uống từng ngụm nhỏ nước hoặc ngậm đá viên sau khi nôn khoảng 3 – 4 tiếng
  • Thường xuyên tập thể dục.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.

Để xác định nguyên nhân nôn ra bọt trắng có liên quan đến bệnh lý hay không, bệnh nhân nên thực hiện thăm khám bác sĩ. Đặc biệt, Cô Chú, Anh Chị nên ưu tiên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó có hướng điều trị kịp thời.

Doctor Check là phòng khám chuyên sâu về Nội Soi và Chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa uy tín, nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới chuyên môn và khách hàng. Tại đây có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn đến từ các bệnh viện lớn tại TP. HCM thăm khám kỹ càng, chẩn đoán chính xác và lập phác đồ phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Doctor Check còn đầu tư nhiều trang thiết bị y tế tiên tiến như máy siêu âm, máy chụp hình, máy nội soi Olympus,… hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác. Kết hợp với quy trình Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á nhằm tăng tỷ lệ phát hiện các tổn thương trong ống tiêu hóa. Qua đó, Doctor Check cam kết hiệu quả chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa lên đến 90 – 95% và tầm soát ung thư chính xác tới 95 – 99%.

Doctor Check cam kết thực hiện quy trình Nội Soi Không Đau đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng hiệu quả chẩn đoán bệnh lý cao.

Khi tin chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiêu hóa tại Doctor Check, khách hàng hoàn toàn yên tâm với quy trình thăm khám đơn giản, nhanh chóng cùng chi phí minh bạch.

>> Chủ động chăm sóc sức khỏe tiêu hóa ngay hôm nay, Cô Chú, Anh chị hãy liên hệ Doctor Check để được tư vấn chi tiết về dịch vụ hoặc đặt lịch hẹn khám sớm nhé.

Câu hỏi thường gặp

Nôn ra bọt trắng cảnh báo bệnh gì?

Nôn ra bọt trắng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như trào ngược dạ dày – thực quản, viêm dạ dày, thoát vị hoành,… Người bệnh cần sớm thăm khám và điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Làm sao để giảm bớt tình trạng nôn ra bọt trắng?

Để cải thiện tình trạng nôn ra bọt trắng, Cô Chú, Anh Chị nên chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ, kiêng một số loại đồ uống và thực phẩm có tính axit, chứa nhiều đường, thực phẩm nhiều dầu mỡ (rượu, bia, đồ chiên, cam, quýt,…).

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Cô Chú, Anh Chị nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng nôn ra bọt trắng không thuyên giảm mà kéo dài liên tục từ 1 -2 ngày, hoặc nôn mửa kèm theo các dấu hiệu như mất nước, đau đầu, chóng mặt, sụt cân,…

Tài liệu tham khảo:

1. Trung tâm nội soi & chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa Doctor Check.

2. WebMD. What Is Candidiasis? 20 09 2021 https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/what-is-candidiasis-yeast-infection (đã truy cập 16 08 2023).

3. WebMD. What to Know About Throwing Up Foam. 28 05 2023. https://www.webmd.com/digestive-disorders/what-to-know-throwing-up-foam. (đã truy cập 16 08 2023).4. Ashley Marcin. Green, Yellow, Brown, and More: What Does the Color of My Vomit Mean? 16 06 2023. https://www.healthline.com/health/green-vomit#changes-in-color. (đã truy cập 16 08 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now

Tư Vấn Sức Khỏe Tiêu Hóa Miễn Phí Qua ZaloTư Vấn Miễn Phí Đặt Lịch Khám Tiêu HóaĐặt Lịch Khám