Dùng mật ong chữa trào ngược dạ dày là một trong những cách dân gian được nhiều người truyền tai nhau và áp dụng. Tuy nhiên, liệu cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong có thực sự hiệu quả như nhiều người vẫn nghĩ hay không? Hãy cùng Doctor Check tìm hiểu rõ trong bài viết dưới đây!
Lưu ý:
- Thuật ngữ chính xác của trào ngược dạ dày là Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD).
- Các thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày, hay còn gọi là trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng acid dạ dày trào lên thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản và dẫn đến ợ nóng, ợ trớ, đau tức ngực, khó nuốt, buồn nôn, nôn,…
Khi tiếp xúc với dịch acid dạ dày trong thời gian dài, niêm mạc thực quản có thể bị tổn thương và gây nên một số biến chứng nguy hiểm như viêm và loét thực quản, hẹp thực quản, thực quản Barrett, ung thư thực quản,…
Tuy nhiên, đa số người mắc trào ngược dạ dày đều có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hoặc sử dụng thuốc điều trị kê đơn/không kê đơn.
Tham khảo thêm:
Tìm hiểu những lợi ích của mật ong
Ngoài công dụng làm tăng hương vị cho món ăn, mật ong còn được sử dụng như một phương thuốc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một số lợi ích của mật ong gồm:
- Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng làm chậm tiến trình lão hóa, ngăn ngừa bệnh tim và ung thư.
- Mật ong còn có tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus nên có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, làm dịu cơn đau họng và giảm ho.
- Mật ong thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho đường ruột, làm giảm triệu chứng tiêu chảy và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Có chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong được không?
Một số nghiên cứu cho rằng trong mật ong có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa này có thể loại bỏ đi các gốc tự do gây hại cho đường tiêu hóa, từ đó giảm bớt các tổn thương và thúc đẩy hồi phục.
Ngoài ra, mật ong còn giúp giảm viêm thực quản và kích thích tiết ra nhiều chất nhầy giúp giảm nhẹ nhiều tình trạng khó chịu do acid dạ dày tác động lên thực quản.
Mặc dù có nhiều lợi ích đến sức khỏe con người, vai trò của mật ong trong việc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khoa học chuyên sâu để đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của mật ong.
Cách hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong ngay tại nhà
Dưới đây là một số gợi ý cách sử dụng mật ong giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản và một số lưu ý kèm theo.
Cách dùng mật ong hỗ trợ trị trào ngược dạ dày:
- Cách dùng: Người bệnh có thể uống mật ong trực tiếp hoặc pha mật ong với nước ấm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể trộn mật ong với sữa chua, ngũ cốc, bột yến mạch hoặc ăn mật ong với bánh mì nướng.
- Thời điểm sử dụng: Nên dùng mật ong vào buổi sáng sau khi thức dậy, trước bữa ăn 30 phút, sau bữa ăn 1 – 2 giờ hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
- Liều lượng mật ong: Dùng mật ong với lượng vừa phải, khoảng 1 thìa/ngày, không vượt quá 2 thìa/ngày (đối với phụ nữ) và không quá 3 thìa/ngày (đối với nam giới).
Lưu ý khi dùng mật ong hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày
Một số đối tượng không nên sử dụng mật ong:
- Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: Trong mật ong có chứa nội bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum, có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
- Người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với thành phần của mật ong: Dị ứng phấn hoa mật ong có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nghiêm trọng hơn là tử vong. Nếu sau khi dùng mật ong, người bệnh gặp phải các dấu hiệu bất thường như buồn nôn, nôn, chóng mặt, thở khò khè, loạn nhịp tim,… thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.
Ngoài ra, mật ong có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì thế nếu người mắc bệnh lý tiểu đường, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm:
Các phương pháp khác điều trị trào ngược dạ dày
Tùy theo mức độ, tình trạng và nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Ở mức độ bệnh nhẹ, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày bằng cách dùng thuốc kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống.
- Dùng thuốc: Một số loại thuốc chữa trào ngược dạ dày gồm thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc kháng Histamin H2, thuốc trung hòa acid dạ dày, thuốc điều hoà nhu động (prokinetic),… Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ. Vì nếu dùng sai liều lượng hoặc không đúng với tình trạng bệnh có thể dẫn đến các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, đau đầu, mệt mỏi,…
- Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống: Người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn trong ngày, hạn chế thực phẩm gây kích ứng niêm mạc thực quản (trái cây họ cam quýt, cà chua, hạt tiêu), tránh nằm ngay sau khi ăn, nâng đầu giường cao khoảng 15cm khi đi ngủ, duy trì cân nặng ổn định,…
> Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày nên nằm nghiêng bên nào?
Ở mức độ bệnh nghiêm trọng, người bệnh trào ngược dạ dày cần được phẫu thuật:
- Các phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định gồm phẫu thuật thắt đáy vị Fundoplication, phẫu thuật nội soi qua đường miệng (TIF), thủ thuật Stretta, phẫu thuật LINX.
- Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày chỉ được thực hiện khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Đồng thời, người bệnh cũng nên lưu ý về chi phí điều trị và thời gian nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe.
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong. Có thể thấy, mật ong chỉ có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày, chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Để chữa trị trào ngược dạ dày – thực quản hiệu quả, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và có cách điều trị phù hợp.
Tại TP.HCM, Doctor Check là một trong những phòng khám hiếm hoi chuyên sâu về nội soi và chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Đội ngũ bác sĩ giỏi của Doctor Check với nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán chính xác và lập phác đồ điều trị tối ưu theo guideline cho từng bệnh nhân.
Đồng thời, phòng khám còn kết hợp trang thiết bị y tế hiện đại và dịch vụ Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) để vừa giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, vừa tăng tỷ lệ chẩn đoán bệnh lên đến 90 – 95%.

Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Brand-name phù hợp, giúp tiết kiệm chi phí trên toàn bộ lộ trình điều trị.
> Để đặt lịch khám, Quý khách hàng có thể gọi đến Hotline 028 5678 9999 hoặc liên hệ tại đây: Đặt lịch khám.
Câu hỏi thường gặp
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong có khỏi bệnh không?
Trào ngược dạ dày – thực quản là bệnh lý mạn tính của ống tiêu hóa, khó có thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Do đó, mật ong chỉ đóng vai trò hỗ trợ cải thiện triệu chứng cho người bệnh, không dùng để điều trị.
Bị trào ngược dạ dày có nên uống nước chanh pha mật ong?
Mặc dù nước chanh có tính acid cao, nhưng nếu sử dụng một lượng nhỏ nước chanh pha với nước ấm và mật ong có thể giúp trung hòa acid dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng an toàn nước chanh pha mật ong.
Mật ong có tương tác với thuốc trị trào ngược dạ dày không?
Hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy mật ong có thể tương tác với thuốc điều trị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh đang điều trị bằng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng mật ong để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Tài liệu tham khảo:
1. Mayo Clinic Staff. Gastroesophageal reflux disease (GERD). 04 01 2023. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/symptoms-causes/syc-20361940 (đã truy cập 04 07 2023).
2. Ashley Marcin. Can You Use Honey to Treat Acid Reflux? 29 08 2018. https://www.healthline.com/health/digestive-health/honey-for-acid-reflux (đã truy cập 04 07 2023).
3. Rena Goldman and Catherine Clark. 8 Raw Honey Benefits for Health. 26 02 2023. https://www.healthline.com/health/food-nutrition/top-raw-honey-benefits (đã truy cập 04 07 2023).
4. Megan Ware, RDN, L.D. Honey: Health Benefits, Uses and Risks. https://www.medicalnewstoday.com/articles/302572#1 (đã truy cập 04 07 2023).
5. Mayo Clinic Staff. Honey. 14 11 2020. https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-honey/art-20363819 (đã truy cập 04 07 2023).
6. Robin Madell. Surgery Options for GERD. 31 05 2023. https://www.healthline.com/health/gerd/surgery (đã truy cập 04 07 2023).
7. Chaunie Brusie. Can You Use Lemon Water to Treat Acid Reflux? 17 09 2018. https://www.healthline.com/health/gerd/lemon-water-for-acid-reflux (đã truy cập 04 07 2023).